DMCA.com Protection Status
Những tấm vé 12 bình chọn 31.8.201124 bình luận394 lượt xem Những tấm vé Tôi đang rán xúc xích thì chuông điện thoại reo. Đầu dây là giọng một cô gái và tôi không chắc là đã biết cô ta. -Natalia bảo tôi gọi cho anh. Cô ta nói nhanh.-Tôi là bạn cùng phòng của cô ấy. -Cô ấy có chuyện gì? Tôi vẫn rán xúc xích -Natalia nhập viện và chúng tôi không còn xu nào. Cô ấy nói có thể anh giúp được chúng tôi. Cô ấy thở hỗn hển. -Cô làm thủ tục nhập viên chưa.Tôi vẫn rán xúc xích -Rồi nhưng chúng tôi cần tiền để trả các chi phí. Cô ấy hơi dè dặt. -Và cần một khoảng để thanh toán cho bọn ma cô.Anh biết đấy, tiền Natalia phải đóng cho những ngày nằm viện. -Tôi hiểu. Tôi tắt bếp. -Sáng mai tôi sẽ đến. -Chúng tôi không có tiền nên tôi yêu cầu người nghe trả tiền cuộc điện thoại.Anh không phiền chứ.Cô ấy nói -Từ lúc cô gọi tôi. Tôi cho xúc xích ra đĩa. -Đã phiền rồi.Tôi gác máy. Ngồi ở bàn ăn một lúc, tôi đổ đĩa xúc xích vào sọt rác.Tôi mặc áo khoác và đi ra ngoài.Trời lạnh thật. -Cậu cho tớ mượn một ít tiền được không.Tôi hỏi Frank -Cậu cần bao nhiêu.Hắn nhìn tôi -Khoảng mười nghìn euro. Không. Khoảng bảy nghìn là được. Tôi nói nhanh khi nhận ra hắn hơi nhíu mày. -Tớ có sáu nghìn euro và cậu chỉ có thể lấy năm ngàn thôi. Hắn nói nhanh. -Cũng được.Tớ sẽ trả sớm nhất có thể. Tôi tránh nhìn hắn. Tôi cầm một bìa đĩa của The Smiths lên và cố gắng đọc hết những thứ viết trên nó trong bóng tối lờ mờ của căn phòng, cố gắng không nhìn hắn.Nói thật, tôi chưa từng mượn tiền ai với số lượng như thế. -Cầm đi khi nào có trả tớ.Hắn nói -Tớ sẽ trả sớm nhất.Tôi ấp úng.-Nhưng có lẽ ba tuần nha. -Thôi nào. Hắn phì cười.-Làm cốc bia với tớ nhé. -Tớ phải đi. Tớ có việc. Tôi mặc áo khoác và vẫn chưa có ý định ngẩng đầu nhìn hắn. Tạt qua cửa hàng, tôi mua một cái sandwich.Tôi đưa tờ một trăm euro. -Mày không có tiền lẻ à. Tên bán hàng khó chịu. -Tôi chỉ có vậy. Tôi chán nản. -Bọn Trung Quốc chết tiệt. Hắn nói nhanh. -Cảm ơn. Tôi nói khi nhận tiền thối.-Tôi là người Việt. -Cũng vậy thôi. Mẹ kiếp. Hắn nhìn tôi chằm chằm. Tôi ăn sandwich trên đường về nhà, uống một ít bia trước khi đi ngủ. Ngày mai tôi sẽ bắt chuyến tàu cao tốc sớm nhất đến Hamburg nên bây giờ phải chuẩn bị một ít đồ mang theo. Có lẽ tôi phải ở lại vài ngày. Phiền thật. Từ Berlin đi Hamburg mất gần một tiếng rưỡi nên tôi quyết định mua một cuốn tạp chí nhỏ. Tên bán hàng không thân thiện cho lắm, cũng may tôi có tiền lẻ.Trên tàu tôi gặp một cô gái.Chúng tôi trò chuyện suốt quảng đường đi.Cô ta khá hấp dẫn.Sắp đến ga cô ấy bảo: “Chúng ta hãy lấy một phòng ở gần ga.Chỉ một trăm hai mươi euro thôi.Vui vẻ với em nhé chàng trai”.Tôi từ chối và chúng tôi vẫn trò chuyện.Cô ấy đến từ Nga. Tàu đến Hamburg vào tầm chín giờ sáng. Tôi đến thẳng bệnh viện nhưng dừng lại ở một quán cà phê. Tôi quên mất hỏi Natalia nằm ở phòng nào và thật ngu khi lại là người cúp máy trước. Ả kia chắc chẳng dám gọi lại. Tôi cũng chẳng muốn gặp lại Natalia nhưng biết làm sao bây giờ.Tôi ngồi và nhâm nhi một tách cà phê để bình tâm trở lại. Radio đang phát một bản quen thuộc. “Ticket to ride” của The Beatles. Giai điệu khá sôi động, tôi không hiểu, tại sao John lại viết về sự bất hạnh của một chàng trai trên nền nhạc này. Tôi gặp Natalia vào năm năm trước.Thời điểm đó, tôi cùng những người bạn đến Hamburg để xem trận đấu giữa đội tuyển Cộng hòa Séc và Ý trong khuôn khổ vòng bảng World Cup 2006.Chúng tôi đến sân sớm và tụ tập bên ngoài sân vận động để uống bia.Tôi đến một nhà vệ sinh dã chiến để nôn và bắt gặp Natalia đứng ở cửa.Cô ấy nhìn tôi và tôi chỉ kịp nở một nụ cười trước khi những thứ trong bụng tôi ọc thẳng ra ngoài.Vậy là không cần đến nhà vệ sinh.Tôi lau mặt và cô ấy lại nhìn tôi. -Chàng trai,vui vẻ một tí không.Cô ấy nói-Chỉ bảy mươi euro thôi. -Ở tại đây?-Tôi ngạc nhiên-Ý cô là tại đây. -Anh có thể kiếm một khách sạn.Cô ấy mỉm cười-Nhưng tôi biết anh không muốn bỏ lỡ trận đấu. Cô lôi từ túi balo mang theo người một bọc-Và tôi có lều dã chiến nếu anh có nhu cầu ngay lập tức. -Chuyên nghiệp.-Một tên cảnh sát tiến lại-Cô cho xem thẻ hành nghề và tất nhiên giấy khám sức khỏe. Cô ấy vùng chạy và tôi chỉ kịp nhận ra: mắt cô ta xanh biếc. -Lũ nhập cư khốn nạn.-Tên cảnh sát hét theo-Cậu muốn vui vẻ ư. Hắn quay sang tôi và nhìn vẻ hiểu biết.-Tôi có thể giúp. Tôi lại nôn lần nữa.Tên cảnh sát bỏ đi.Trận đấu bắt đầu,tôi đã khỏe trở lại.Sau trận đấu,chúng tôi đi nhanh ra cổng và rẽ vào một con phố.Chúng tôi không muốn rắc rối khi dính vào lũ cổ động viên cuồng nhiệt,mặc dù an ninh khá tốt.Cả bọn quyết định sẽ ăn tối và uống một ít bia nhẹ.Frank chia tay cả bọn và đến quán bar.Nơi những gã người Ý đồng hương của hắn đang ăn mừng chiến thắng. -Cậu nên kiếm một cô. Hắn nói.-Có lẽ tối nay chúng ta sẽ chơi trò đổi cặp. -Thôi đi Frank. Tôi nói.-Cậu nên cẩn thận,bọn tớ sẽ chờ cậu ở ga chín giờ sáng mai. -Ôi thôi nào. Hắn nhìn tôi.-Cậu nên tự kiếm cho mình một cặp đùi non hơn là để cái thứ tình yêu mà cậu đang chờ đợi mang lại cho cậu. Hắn hét lên khi quay lại chào bọn tôi lần nữa. Chúng tôi ăn uống trong không khí cuồng nhiệt. Đi đến đâu cũng không thể thoát khỏi những gã người Ý đỏm dáng này. Đỏm dáng kể cả khi xem bóng đá. Tôi quyết định ra ngoài mua thuốc lá. -Lại là cưng. Ai đó lên tiếng sau lưng tôi. -Lại là cô. Tôi nhận ra cô gái lúc nãy. -Thế nào cưng muốn kiếm một phòng hay dùng chiếc lều dã chiến. Cô ta bắt đầu hút thuốc. -Hôm nay cô ngủ với mấy gã rồi. Tôi cũng châm một điếu. -Khoảng năm gã. Cô ấy cong môi phả khói hình bánh vòng.-Nhưng đều dùng lều. Hồi hộp chết. -Cô không sợ bị tóm à. Tôi ngạc nhiên. -Anh không cần biết. Có cần vui vẻ đêm nay không. -Tôi không có hứng. Tôi phải đi. -Này cưng,vậy thì làm một ly với tôi được không? Cô ấy nói khi tôi bắt đầu quay đi. -Không là cái bẫy?. Tôi cảnh giác. -Khối người để bẫy không cần phải bẫy một thằng châu Á nghèo kiết như anh. Cô ấy bĩu môi. Cũng đúng thật, tôi nhìn lại mình. Áo ngoài sờn cả cổ, sơ mi thì cũ hèm, râu ria đã hai ngày chưa cạo. Tôi gọi điện cho đám bạn bảo rằng về muộn. Chúng hét lên qua điện thoại : “Thằng lõi này tìm được một cô nàng cơ đấy”.Tôi và Natalia đến một quán bar và nói chuyện với nhau đến tận hai giờ sáng. Chúng tôi khá hợp nhau, cô ấy nói về việc sống xót sau nửa năm ở Hamburg. Tôi kể về trường đại học và chiến tranh Việt Nam. Cô ấy có vẻ hào hứng với chủ đề này. -Cảm ơn anh. Cô ấy nói khi chúng tôi chia tay. -Vì điều gì? -Vì không hỏi tôi vì sao lại làm nghề này. Cô ấy nhoẻn miệng cười. Sau đó hai tháng, tôi gặp cô ấy trên một chuyến tàu Hamburg đi Berlin. Tôi trở về sau khi thăm một người bạn, cô ấy đến Berlin để tiếp một khách quen. -Cô có cả khách quen cơ đấy. Tôi nói -Cũng thường. Nhưng đối với một đứa hành nghề tự do thì tôi là hàng hiếm đấy. Cô đáp. -Cô vẫn chưa có giấy hành nghề à? -Chưa, chưa có cả hộ chiếu. Những người như tôi muốn có hộ chiếu phải cần một khoảng không nhỏ, tiếp theo là khoảng cho giấy khám sức khỏe, cho giấy hành nghề. Tất cả phải trung gian qua bọn ma cô. -Cô không đủ tiền ? -Tất nhiên, gái tự do thì khách hạn hẹp lắm. Nếu lộ liễu bắt khách thì có thể anh sẽ tìm thấy tôi chết vì bị bóp cổ trong một cái khách sạn rẻ tiền nào đó. Sau đó cô ta ở lại Berlin. Một tháng sau cô ấy đến sống với tôi trong sự ngỡ ngàng của bạn bè. -Thì ra đây là tình yêu của cậu. Frank nhìn Natalia khi cô ấy trong bếp. -Thôi nhìn mông cô ấy đi. Tôi khó chịu. -Cậu gặp cô ấy ở đâu. Frank hỏi -Ở Hamburg, cô ấy làm ở một tiệm ăn nhanh. Tôi nhìn Natalia. Cô ấy nhoẻn cười với tôi. Cô ấy đang làm bánh. Tôi làm ở hãng luật, kiếm cũng khá. Tôi giới thiệu Natalia vào làm ở một cửa hiệu bán đĩa nhạc. Cô ấy có vẻ thích công việc này. Tôi nghĩ vậy. Hai tháng sau khi chung sống, tôi dẫn cô ấy đi làm hộ chiếu theo hướng dẫn của một đồng nghiệp. Cô ấy có hộ chiếu và thẻ căn cước. Cuộc sống chúng tôi không có gì đặc biệt. Hằng ngày chúng tôi làm việc. Cuối tuần chúng tôi đi xem phim hoặc đi vườn bách thú. Chúng tôi làm tình khá nhiều. Cơ thể cô ấy thật sự cuốn hút tôi. Một hôm cô ấy thức dậy và sửa soạn để đi đâu đó. Cô ấy trang điểm và xịt một ít nước hoa. Tôi không để ý nhiều lắm. Tối hôm ấy tôi gọi điện cho tiệm đĩa và hỏi cô ấy có làm thêm giờ không, đã tám giờ tối. Mọi khi chúng tôi dùng bữa tối với nhau vào lúc sáu giờ. -Natalia làm thêm giờ à? Tôi hỏi người quán lý. -Hôm nay cô ấy không đi làm. Ông ấy trả lời. -Cảm ơn. Tôi cúp máy. Tôi lại chờ, tôi giết thời gian vào việc sắp xếp hồ sơ vụ kiện, rửa bát đĩa và đọc sách. Tôi thức dậy vào lúc tám giờ sáng, tôi ngủ quên trên sofa, nhìn ra cửa vẫn không có giày của Natalia. Tôi vào phòng và nhìn tủ quần áo của cô ấy, chẳng thiếu thứ gì cả. Từ hôm qua, tôi đã gọi vào máy cầm tay bốn lần nhưng không có tín hiệu. Có lẽ, nếu đến chiều cô ấy vẫn chưa về, tôi nên đến cảnh sát để trình báo. Đang làm bữa trưa thì điện thoại reo. -Alo? -Chúng tôi là nhân viên cửa hàng sữa. Chúng tôi có thể đến nhận tiền sữa cho quý này được không. Đó là cửa hàng sữa chúng tôi đặt mua theo quý cho tiện. -Anh cứ đến. Tôi thở dài, không phải Natalia.- Nhưng hãy đến sau một tiếng tôi không có tiền mặt và tôi phải đi rút. -Vâng chúng tôi sẽ đến sau một tiếng nữa. Họ cúp máy. Tôi đi xe điện đến siêu thị, rút tiền và mua ít xúc xích. Máy báo tài khoản đã hết hạn mức rút. Tức là một nghìn Euro đã mất. Cách đây mấy ngày, Natalia mua hàng chắc cô ấy đã dùng. Nhưng ở nhà có cái quái gì mới đâu chứ. Chắc mình không để ý.Tôi định đến ngân hàng để rút tiền và chuyển vào tài khoản thẻ, thì chợt nhớ tôi đã chuyển hết vào tài khoản Natalia để chứng minh thu nhập của cô ấy. Tôi về nhà và khất với cửa hàng sữa vài hôm sẽ trả. Họ khá thông cảm vì tôi là khách hàng quen. Chiều hôm ấy tôi đến sở cảnh sát và trình báo. Họ hỏi qua quýt rồi bảo sẽ gọi cho tôi sau nếu có kết quả. Tôi về nhà ăn bữa tối qua loa rồi tiếp tục đợi. Sau hai tuần xin nghỉ phép,tôi đi làm lại. Kể từ khi cô ấy đi, đến nay đã ba tuần. Tuần đầu tiên, ngày nào tôi cũng đến sở cảnh sát hỏi tình hình. Họ tiếp tôi với vẻ khó chịu và lạnh nhạt. Thế là tôi quyết định thôi hỏi thăm tin tức về cô ấy. Tôi gọi về Việt Nam để mượn anh trai một khoản tiền để trang trải sinh hoạt. Hai tuần sau đó tôi chỉ ở nhà, đọc sách,xem tivi và nghe nhạc. Tôi dần nhận ra mình là thằng ngốc, nhưng tôi vẫn đinh ninh mình bắt đầu trở nên ngốc ngếch từ đâu. Từ lúc đến Hamburg xem bóng đá, cuộc nói chuyện với cô ấy trên tàu đi Berlin hay lúc tôi xin số cô ấy khi chia tay. Tôi nghỉ ở một mình sẽ giúp mình nhận ra điều đó. Nhưng những gì tôi đúc kết được rằng thời khắc ngu ngốc nhất là lúc tôi quyết định đi tìm cái thời điểm đáng nguyền rủa ấy. Tôi hòa nhập khá nhanh sau cú sốc ấy. Không nói thì bạn cũng biết sốc đến nhường nào nhỉ. Khi ổn định tinh thần được dăm bữa thì tôi nhận được thư của Natalia từ Hamburg. Đầu thư cô ấy xin lỗi về những việc đã làm, và giải thích rằng cô ấy chỉ nảy ra ý định lấy tiền khi tôi chuyển vào tài khoản của cô ấy để làm thủ tục. Rồi cô ấy giải thích về những gì mình làm. Cô ấy không thể cứ mãi đi làm ở tiệm đĩa chỉ để kiếm bảy mươi lăm Euro một tuần. Cô ấy cảm thấy gò bó với những gì chúng tôi có với nhau: làm việc, chỉ giải trí vào cuối tuần và hơn hết cô ấy không thể gắn bó với một người có một công việc ổn định. Tự do của cô ấy bị ấn định vì khung giờ làm việc của tôi. Và một điều khiến cô ấy phải rời xa tôi là: trước đó một tuần tôi đã hỏi cưới cô ấy. “Anh sẽ không thể biết được niềm vui sướng của em khi anh làm điều đó đâu. Anh hỏi cưới một cô gái điếm, anh không ngốc nhưng chắc rằng anh đã trở nên điên khùng vào lúc ấy, nhưng thế cũng đủ để em trở thành người hạnh phúc nhất rồi. Thế nhưng hãy tưởng tượng khi chúng ta có con, chúng sẽ có một người mẹ đã ngủ với năm gã trong một cái lều dã chiến chỉ trong một đêm ư. Không những đứa con của anh không đáng để như vậy. Hãy quên em, anh đã cho em một tình yêu lớn trong chỉ vài tháng, điều đó hẳn suốt cuộc đời này em sẽ không nhận được từ bất kì ai nữa. Em đã có tấm vé để hành nghề từ chính số tiền của anh, và anh sẽ không phải nghe nói em chết vì bị bóp cổ trong một khách sạn rẻ tiền nào. Anh sẽ không còn thấy bất cứ thằng cớm nào bắt chẹt em nữa. Nếu nhớ em, hãy đến nơi chúng ta đã gặp, hãy làm tình với em. Ban đầu chỉ thỏa nỗi nhớ, sau đó có lẽ anh nên cấu xe em để xoa dịu cái mà em đã gây ra. Nhưng xin anh khi gặp lại em, đừng nói yêu em hay chỉ là ban cho em một cử chỉ âu yếm. Ngay giây phút anh làm điều đó, anh đã đẩy em xuống vực rồi. Đừng tra tấn em bằng sự yêu thương hãy xoa dịu em bằng toàn bộ sự tức giận của anh.Dù thế nào đi nữa em vẫn là của anh.” Tôi ném lá thư đi và đi làm. Nhận được thư kiểu này vào buổi sáng thật xúi quẩy. Cả ngày hôm đó tôi làm việc rất hăng say. Tôi ăn trưa với đồng nghiệp, uống vài ly bia vào bữa tối với Frank và về khuya tôi khóc nát cả mắt. Bóp nát bất cứ thứ gì có trong tay, và xé tan bành những cuốn sách kê đầu giường. Duy một thứ tôi không chạm đến đó là bộ đồ ngủ của Natalia vắt trên ghế. Đã hơn một tháng, nó vẫn ở đấy, chờ đợi một ai đó. Tôi quyết định nửa tiếng nữa sẽ vào viện. Radio vẫn phát bản “Ticket to ride”. Đúng, tôi đã cho cô ấy tấm vé để hành nghề và cũng là tấm vé để rời khỏi vòng tay tôi. Chưa bao giờ tôi thích bài này, đơn giản nó nhắc lại cho tôi một kí ức không nên nhớ lại. Đôi khi bạn nhận một thứ gì đó sẽ khiến bạn mất đi tất cả. Tôi nhớ đến cô gái người Nga trên tàu sáng nay. Nếu tôi ngủ với cô ta, liệu tôi có phải nhập tịch hộ một ai đó một lần nữa không. Hay đơn giản tôi sẽ thay bộ đồ ngủ Natalia vắt trên ghế bằng bộ đồ ngủ đầy đăng ten, sọc lưới gợi tình của cô nàng người Nga. Cô ấy có vẻ có nghề hơn Natalia. Tôi chỉ có tổng cộng mười nghìn Euro kể cả tiền mượn Frank và của tôi. Tôi giữ lại một trăm Euro để đi về, bao nhiêu tôi đưa cho cô bạn của Natalia để đóng cho bọn bảo kê và tiền chăm sóc cho Natalia. Tôi quyết định chỉ ở một ngày thay vì vài ngày như dự kiến. -Lúc về Berlin tôi sẽ chuyển khoảng cho cô, hiện giờ gấp quá tôi chỉ có bấy nhiêu thôi. Tôi nói -Cũng đủ rồi. Anh ở lại với cô ấy nhé. Tôi phải đi gặp bọn chúng. Cô ta hấp tấp. -Được thôi. Cô nên trở về trước năm giờ. Tôi phải về Berlin gấp. -Natalia cần người chăm sóc. Nếu không phiền anh cho tôi mượn một khoản để đóng cho tôi luôn được không. Cô ta lấm lét nhìn tôi. Tôi ngồi xuống và lấy kẹo cao su ra nhai để đỡ cơn thèm thuốc. Cô ấy đứng một hồi rồi nhún vai bỏ đi. Có lẽ tôi cũng phải cho cô ta mượn tiền. Phiền thật. Vào buổi trưa Natalia tỉnh lại. Cô ấy bị xe ôtô chẹt khi băng qua đường. -Cảm ơn anh đã đến. Cô ấy nhìn tôi. -Cỏ vẻ như cô không bị tổn hại đến những phần đáng giá. Tôi nói. -Uhm. Cô ấy nhìn tôi. -Có lẽ số tiền trước coi như tôi cho cô tiền mua vé như cô đã nói. Nhưng lần này khi ra viện, cố gắng giữ cơ thể đừng hư hại. Nó là của tôi và tôi cần nó lành lặn để cô trả tiền cho tôi. Tôi nhếch mép. -Tôi hứa. Cô ấy vẫn nhìn tôi. -Tôi có thể làm tình với cô lúc này không. Hẳn là đau lắm nhỉ? -Cứ việc. -Đáng tiếc là tôi không có hứng. Đáng tiếc hơn nữa tôi không có tiền trả cho cô đâu và có lẻ tôi sẽ trừ vào tiền cô nợ tôi. -Bất cứ khi nào anh muốn. Cô ấy nhắm mắt và cắn chặt răng. -Cô ta, bạn cô đấy, sẽ trở lại vào buổi chiều. Cô có vẻ khỏe vậy tôi sẽ ra ngoài. Nếu cần cô cứ bấm vào cái nút nhỏ bên cạnh giường, y tá sẽ đến. -Anh không ở lại à. Cô ấy nhìn tôi. -Tôi phải về Berlin, rút tiền và chuyển cho bạn cô. Tiền của tôi sẽ dọn cái đống rác rưởi mà cô và bạn cô mang đến cho tôi. Tôi đóng cửa và ra ngoài. Tôi ngồi ở hành lang bệnh viện chờ cô bạn của Natalia. Tôi hỏi thăm tình hình cô ấy qua những người y tá. Natalia bị gãy vài xương sườn, bị xuất huyết ổ bụng… nói chung là khá nặng. Tôi về Berlin và gửi tiền cho họ. Tôi viết một bức thư dài cho cô bạn của Natalia. Tôi gợi ý cô ta đưa Natalia đến Berlin. Tất nhiên phải trốn bọn ma cô. Tôi sẽ giúp họ trốn đi nơi khác. Tôi nhờ anh tôi ở Việt Nam bán căn nhà bố mẹ để lại cho tôi. Một lần nữa tôi lại cho cô ta tấm vé để thoát khỏi chính tôi. Tôi không gặp lại họ từ lúc về Berlin, tôi liên lạc với cô bạn của Natalia qua thư và hướng dẫn hai ngươi đến gặp một người bạn của tôi. Anh ta sẽ giúp hai người về Ukraina. Hai năm sau, tôi đang trên xe điện. Ga xuống là một phố đèn đỏ ở Hamburg. Tôi vừa xong một vụ kiện ở đây. Một cô gái đến gần. -Vui vẻ không anh. Xuống ga có một khách sạn và chỉ một trăm Euro thôi. Nếu muốn qua đêm thì năm trăm. -Cô đến từ đâu? -Em từ Thụy Điển. Cô ta nhìn tôi kì lạ. Mắt cô ta màu nâu. -Cô có giấy hành nghề hay giấy khám sức khỏe chứ. -Anh chuyên nghiệp thật, hay anh là cớm đấy. Đủ cả đây. Cô ấy lấy từ sắc tay ra. Sáng hôm sau, tôi thức dậy. Con chim ấy đã bay đi rồi. Ít ra tôi không dính dáng gì tới nó nữa. Tôi ngồi một lúc và vặn radio lên. Một bản của The Beatles, tôi không nhớ nổi tên nhưng đại loại rằng : “…And when I awoke, I was alone, this bird had flown…”
quay lại trang đã vàotrang chủ
hay thì chia sẻ :
+Click Mở Truyện Mới
1|1|1|1|1503
web site traffic statistics C-STAT U-ON
facebook Quang Hùng
facebook nhatkyc9
g+ nhật ký c9
afk nhật ký c9
afk nhật ký c9

Ring ring